Từ lâu, nhập hàng Trung Quốc đã được xem như một định hướng buôn bán giàu tiềm năng với ưu thế nổi bật là nguồn sản phẩm rẻ đến siêu rẻ. Tuy nhiên, muốn đảm bảo lợi nhuận về tay, chủ kinh doanh buộc phải có một chiến lược định giá thông minh. Làm thế nào để khách hàng sẵn lòng dốc ví cho những sản phẩm của bạn? Nỗi băn khoăn ấy sẽ được tháo gỡ trọn vẹn qua bài viết dưới đây.
Trước khi định giá bất cứ sản phẩm nào, bạn phải xác định được phân khúc thị trường mục tiêu. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể nắm bắt đặc điểm của nhóm khách hàng tiềm năng, chẳng hạn như: giới hạn ngân sách chi trả cho việc mua sắm, nhu cầu, sự quan tâm và hành vi tiêu dùng…
Phân khúc thị trường khác nhau thì hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu cũng sẽ khác nhau
Có thể bạn quan tâm:
Ví dụ, với mặt hàng đồ gia dụng điện tử, chủ kinh doanh nên phân tích rõ ràng theo định hướng sau. Nếu sản phẩm bạn dự định nhập hàng Trung Quốc đến từ các thương hiệu cao cấp, đối tượng khách hàng của bạn sẽ là những người có điều kiện kinh tế tốt. Ngoài tính đa dụng và sự bền bỉ, họ thường sẵn sàng chi trả cho những thiết bị có tính thẩm mỹ cao. Trong khi đó, với phân khúc bình dân, khách hàng chủ yếu là người có thu nhập trung bình – khá. Họ sẽ đòi hỏi những sản phẩm có giá cả phải chăng, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chức năng cơ bản. Sau khi tổng kết tất cả dữ liệu đã phân tích, chúng ta sẽ nhận diện được lợi thế cạnh tranh của bản thân. Từ đó, bạn có thể đưa ra mức giá phù hợp, đánh trúng tâm lý khách hàng.
Để tính toán mức lợi nhuận mong muốn, chủ kinh doanh buộc phải căn cứ vào giá vốn của sản phẩm hay tổng chi phí chuẩn bị mặt hàng. Trong đó bao gồm giá thành gốc cộng thêm các chi phí liên quan đến nhân công, vận chuyển, marketing… Tất cả phụ thuộc vào cách nhập hàng Trung Quốc mà bạn lựa chọn. Cụ thể, chúng ta có công thức sau:
Giá vốn = Giá thành gốc của sản phẩm (chi phí sản xuất/ nhập hàng Trung Quốc) + chi phí phát sinh khác nếu có (nhân công, lưu trữ, vận chuyển, marketing…).
Mức lợi nhuận 100% là phương án an toàn nhưng không phải là lựa chọn tối ưu trong mọi trường hợp
Sau khi xác định được tổng chi phí, bạn có thể tính giá sản phẩm theo công thức: Giá bán = Giá vốn x 2. Đây hiện là phương pháp đơn giản và an toàn nhất bởi nó đảm bảo cho chủ kinh doanh mức lợi nhuận lên tới 100%. Tuy nhiên, không phải ở bất cứ ngành hàng và phân khúc thị trường nào, chúng ta cũng nên áp dụng công thức định giá này. Bạn cần cân nhắc trên nhiều khía cạnh khác nhau để tùy chỉnh tỷ lệ lợi nhuận và đưa ra giá bán phù hợp.
Rất nhiều nhà sản xuất chấp nhận lợi nhuận thấp để đẩy mạnh doanh thu
Trên thực tế, mức lãi từ 55 – 100% thường thuộc về ở các nhà bán lẻ. Còn lại, hầu hết xưởng sản xuất, phân phối chỉ nhắm tới mức lợi nhuận “khiêm tốn” từ 30 – 50%. Đơn giản là bởi họ có các mục tiêu chiến lược riêng biệt, chẳng hạn như: tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, đẩy mạnh doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh… Ngoài ra, điều kiện cơ bản để những đơn vị này sẵn sàng chấp nhận mức lợi nhuận thấp còn nằm ở nền tảng hoạt động bền vững. Khi mô hình kinh doanh đã đi vào quỹ đạo ổn định, họ sẽ hạn chế được nhiều nguy cơ rủi ro đồng thời đạt được mức chi phí tối ưu.
Sau khi xác định được tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng, chủ kinh doanh có thể tính toán giá bán lẻ theo công thức sau:
Giá bán lẻ = [Giá vốn + (Giá gốc x tỷ lệ lợi nhuận mong muốn)]
Ví dụ: Để nhập hàng Trung Quốc tận gốc một chiếc áo phông, bạn cần bỏ ra tổng chi phí là 35.000VNĐ. Như vậy, nếu bạn mong muốn thu về lợi nhuận 60%, giá bán lẻ của chiếc áo sẽ là: [35.000 + (35.000 X 60%)] = 56.000VNĐ.
Giá bán lẻ bạn đưa ra phải có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường
Bên cạnh việc tự định giá sản phẩm, chúng ta cần tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm bắt được mặt bằng giá cả. Thực tế đã chứng minh, công việc kinh doanh sẽ không thể diễn ra thuận lợi nếu mức giá bạn đưa ra chênh lệch quá nhiều so với các đối thủ hoặc vượt xa khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu. Khi đó, chủ kinh doanh sẽ có 2 lựa chọn. Hoặc chấp nhận một mức lợi nhuận thấp hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh, hoặc tìm kiếm một cách nhập hàng Trung Quốc khác tiết kiệm hơn.
Với mô hình bán buôn, các đơn hàng có số lượng lớn sẽ cho phép bạn bán sản phẩm với mức giá thấp hơn mà không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Về cơ bản, có thể hiểu: số lượng sản phẩm càng nhiều thì giá càng ưu đãi. Đó là lý do chúng ta thường có nhiều hơn một mức giá bán sỉ.
Nguyên tắc chung của việc đặt giá sỉ là số lượng sản phẩm càng lớn, mức giá càng giảm
Để đặt giá, chủ kinh doanh nên phân chia theo khung số lượng sản phẩm. Tùy theo quy mô đơn hàng, đối tác của bạn sẽ được hưởng những mức chiết khấu khác nhau. Thông qua nguyên tắc này, chúng ta có thể kích thích khách mua buôn dồn vốn gom hàng, từ đó, tăng tốc độ thu lợi nhuận cho chính mình.
Trong trường hợp vừa bán lẻ vừa bán sỉ, công việc định giá sẽ không đơn thuần là quá trình tính toán lợi nhuận và phân chia khung giá một cách ngẫu nhiên. Nếu không cân nhắc kỹ càng, bạn có thể vấp vào xung đột lợi ích với chính các đối tác bán lẻ. Để hạn chế nguy cơ đó, giải pháp lý tưởng nhất là đẩy giá bán lẻ lên cao theo chiến lược cụ thể, đồng thời, luôn lấy mức lợi nhuận trên giá bán lẻ làm điểm xuất phát.
Bạn cần có sự tính toán chi tiết để không gây ảnh hưởng tới lợi ích của các đối tác bán lẻ
Ví dụ:
Một chiếc mũ nhập hàng Trung Quốc tận gốc có giá về tay là 20.000VNĐ. Lợi nhuận bạn kỳ vọng là 100%. Vậy giá bán lẻ của chiếc mũ sẽ là: [20.000 + (20.000 x 100%)] = 40.000VNĐ.
Với giá bán sỉ, bạn có thể phân chia theo khung số lượng sau đây:
Với cách thức phân cấp lũy tiến như trên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được mức lợi nhuận tối thiểu khi bán sỉ, đồng thời không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các đối tác.
Trên đây là các công thức định giá sản phẩm cơ bản nhất dành cho những người nhập hàng Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về kinh doanh. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, bạn sẽ có được nền tảng sơ khai để bắt đầu công việc buôn bán một cách thuận lợi.
Trong quá trình nhập hàng Trung Quốc, nếu gặp phải khó khăn, vướng mắc, bạn đừng ngần ngại tìm tới sự hỗ trợ của các đơn vị trung gian uy tín như Cadavan.com. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mua hộ và vận chuyển hàng hóa, chúng tôi chắc chắn sẽ mang tới cho quý khách sự hài lòng, yên tâm trong từng trải nghiệm dịch vụ.